A4 NSL FAMILY
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

A4 NSL FAMILY


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
kapoduong
Triều đại nhà Lý (1010-1225) EmptyTriều đại nhà Lý (1010-1225) I_voting_barTriều đại nhà Lý (1010-1225) Empty 
trang_bong
Triều đại nhà Lý (1010-1225) EmptyTriều đại nhà Lý (1010-1225) I_voting_barTriều đại nhà Lý (1010-1225) Empty 
Smiley Crystalbunny
Triều đại nhà Lý (1010-1225) EmptyTriều đại nhà Lý (1010-1225) I_voting_barTriều đại nhà Lý (1010-1225) Empty 
t.o.p
Triều đại nhà Lý (1010-1225) EmptyTriều đại nhà Lý (1010-1225) I_voting_barTriều đại nhà Lý (1010-1225) Empty 
Admin
Triều đại nhà Lý (1010-1225) EmptyTriều đại nhà Lý (1010-1225) I_voting_barTriều đại nhà Lý (1010-1225) Empty 
nh0kc0n_chayl0nt0n_teen9x
Triều đại nhà Lý (1010-1225) EmptyTriều đại nhà Lý (1010-1225) I_voting_barTriều đại nhà Lý (1010-1225) Empty 
Thục-ThỎ97
Triều đại nhà Lý (1010-1225) EmptyTriều đại nhà Lý (1010-1225) I_voting_barTriều đại nhà Lý (1010-1225) Empty 
TheKingOfPop
Triều đại nhà Lý (1010-1225) EmptyTriều đại nhà Lý (1010-1225) I_voting_barTriều đại nhà Lý (1010-1225) Empty 
crab1997
Triều đại nhà Lý (1010-1225) EmptyTriều đại nhà Lý (1010-1225) I_voting_barTriều đại nhà Lý (1010-1225) Empty 
pandakimchikute
Triều đại nhà Lý (1010-1225) EmptyTriều đại nhà Lý (1010-1225) I_voting_barTriều đại nhà Lý (1010-1225) Empty 
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Poll
Giữa T.O.P, G-Dragon, seung ri , tae yang va dae sung ai nhiều fan nhất trong bigbang nào ???????
T.O.P
Triều đại nhà Lý (1010-1225) Empty46%Triều đại nhà Lý (1010-1225) Empty
 46% [ 6 ]
Dae sung
Triều đại nhà Lý (1010-1225) Empty8%Triều đại nhà Lý (1010-1225) Empty
 8% [ 1 ]
tae yang
Triều đại nhà Lý (1010-1225) Empty0%Triều đại nhà Lý (1010-1225) Empty
 0% [ 0 ]
seung ri
Triều đại nhà Lý (1010-1225) Empty8%Triều đại nhà Lý (1010-1225) Empty
 8% [ 1 ]
G-Dragon
Triều đại nhà Lý (1010-1225) Empty38%Triều đại nhà Lý (1010-1225) Empty
 38% [ 5 ]
Tổng số bầu chọn : 13
Latest topics
» bai ca hoa tri !!!!!!!!!!!!! teen <==> 9x
Triều đại nhà Lý (1010-1225) I_icon_minitimeThu Jun 28, 2012 11:44 am by langtuchungtinh_!!!!!

» "LƯU BÁ ÔN <=WA=> HỒ DUY DUNG" <==> có ngày rơi đầu vì con ............
Triều đại nhà Lý (1010-1225) I_icon_minitimeWed Jun 27, 2012 10:47 pm by langtuchungtinh_!!!!!

» ta day!!!!!!!!!....................???chinh la nguoi da cua ton ngo khong
Triều đại nhà Lý (1010-1225) I_icon_minitimeWed Jun 27, 2012 10:24 pm by langtuchungtinh_!!!!!

» 100.....cau ca dao viet bat dau bang chu "A"
Triều đại nhà Lý (1010-1225) I_icon_minitimeWed Jun 27, 2012 9:59 pm by langtuchungtinh_!!!!!

» bai ca hinh hoc cho teen
Triều đại nhà Lý (1010-1225) I_icon_minitimeSun Jun 24, 2012 9:21 pm by langtuchungtinh_!!!!!

» Buy generic cialis online now
Triều đại nhà Lý (1010-1225) I_icon_minitimeThu Aug 04, 2011 7:25 pm by Khách viếng thăm

» Imitrex With No Prescription
Triều đại nhà Lý (1010-1225) I_icon_minitimeThu Aug 04, 2011 6:53 pm by Khách viếng thăm

» Прикольные форумы
Triều đại nhà Lý (1010-1225) I_icon_minitimeThu Aug 04, 2011 3:33 pm by Khách viếng thăm

» Где лучше купить картридж?
Triều đại nhà Lý (1010-1225) I_icon_minitimeWed Aug 03, 2011 10:04 pm by Khách viếng thăm

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Keywords
dung bảng ngoi nguyên

 

 Triều đại nhà Lý (1010-1225)

Go down 
Tác giảThông điệp
Smiley Crystalbunny
Thượng tướng
Thượng tướng



Tổng số bài gửi : 175
Join date : 28/06/2009

Triều đại nhà Lý (1010-1225) Empty
Bài gửiTiêu đề: Triều đại nhà Lý (1010-1225)   Triều đại nhà Lý (1010-1225) I_icon_minitimeSun Jun 28, 2009 3:49 pm

Nhà Lý (Lý triều), còn được gọi là nhà Hậu Lý (để phân biệt với nhà Tiền Lý của Lý Nam Đế) là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, khi đó mới có 8 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm. Quốc hiệu Đại Việt của Việt Nam có từ tháng 10 âm lịch năm 1054 khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Ở thời này có sự kiện đáng nhớ là việc dời đô từ Hoa Lư, một nơi xa đồng bằng Bắc Bộ, thưa dân, hiểm trở ra Đại La, rồi đặt tên mới là Thăng Long theo hình tượng con rồng, một hình tượng đặc thù của thời này. Quốc hiệu Đại Việt cũng được đặt ở thời kỳ này.
-------------------------------------------

Người khởi đầu cho nhà Lý là Lý Công Uẩn. Trong thời đại của vương triều này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn hai trăm năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm, ngoài ra nhà Lý còn bảo toàn và mở rộng lãnh thổ của mình. Trong nước, mặc dù các vua đều sùng bái đạo Phật, nhưng ảnh hưởng của Nho giáo đã bắt đầu lớn dần, với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076), và các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075. Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm thủ đô (sau là Thăng Long tức Hà Nội ngày nay) đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước.

------------------------------------------------------

Cuộc chiến chống Tống
Đánh sang Ung châu

Năm 1075, Vương An Thạch, tể tướng nhà Tống, xúi vua Tống rằng nước Đại Việt bị quân Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. (Có thuyết cho rằng, nhà Tống quyết định đánh Đại Việt để củng cố lại tinh thần của quân dân sau những thất bại trước quân Liêu-Hạ ở phía bắc.) Vua Tống bèn dùng Thẩm Khởi và Lưu Di làm tri phủ Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, ngoài ra còn cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt các mặt hàng chiến lược thời đó như sắt thép, trâu bò. Vua nhà Lý biết tin, sai Lý Thường Kiệt và Tông Đản đem hơn 100.000 binh đi đánh; quân thủy và quân bộ đều tiến. Lý Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là thành phố Nam Ninh, khu tự trị Choang Quảng Tây) phá tan quân dịch, chém Trương Thủ Tiết tại trận. Tri phủ Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bị hạ. Tô Giám cho gia thuộc 36 người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. Người trong thành không chịu hàng, giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000 người. Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về.


Phòng thủ ở sông Như Nguyệt

Năm 1076 tháng 3, nhà Tống dùng tuyên phủ sứ Quảng Nam (Quảng Đông - Quảng Tây ngày nay) là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, 10 vạn quân tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu, hợp với quân Chiêm Thành và quân Chân Lạp sang xâm chiếm nước Đại Việt. Quân nhà Tống tiến theo hai đường thủy, bộ vào Đại Việt. Đường thủy do Hòa Mâu chỉ huy; đường bộ do Quách Quỳ chỉ huy. Ở trên sông Vân Đồn (Quảng Ninh), Lý Kế Nguyên đã chặn đánh thủy binh nhà Tống, làm thất bại kế hoạch hội quân của họ. Lý Thường Kiệt đã lập phòng tuyến ở bờ nam sông Như Nguyệt, một khúc của sông Cầu đề chặn đánh. Quân Tống đã nhiều lần cố gắng vượt sông nhưng đều thất bại. Quách Quỳ cho đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt và chuyển sang phòng ngự nhằm chờ thời cơ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân (Trương Hống và Trương Hát: hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục) có tiếng đọc to bài thơ thần mà người đời sau cho rằng nó là của Lý Thường Kiệt:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

Tạm dịch

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc phạm đến dây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ

Bài thơ này có tác dụng khích lệ tinh thần chiến đấu của quân Đại Việt, tạo ra lòng tin rằng họ đang được thần linh giúp đỡ, đồng thời làm hoang mang quân nhà Tống. Khi quân nhà Tống đã lâm vào thế yếu Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa để quan hệ Tống-Việt sau đó có thể trở lại bình thường.

Khi rút quân, Quách Quỳ đã tranh thủ chiếm đoạt luôn châu Quảng Nguyên (Lạng Sơn và Cao Bằng ngày nay). Sau này, Thái sư Lê Văn Thịnh đã lấy lại châu Quảng Nguyên, nơi có nhiều mỏ kim loại quý, bằng phương pháp hòa bình là ngoại giao và tặng voi cho vua Tống. Người Tống cho rằng vua Tống mắc sai lầm để "mất" châu Quảng Nguyên có nhiều mỏ vàng nên đặt ra câu:

Bởi tham voi Giao Chỉ
Để mất vàng Quảng Nguyên


-----------------------------------------------
Nhận định

Đời sau xem sử ba đời vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông kế tục nhau, từ việc sửa trị, đánh dẹp các cát cứ trong nước tới việc diễu võ với phương bắc, ra uy với phương nam - những việc làm đó đều đặn thu được thành tựu, không hề thất bát, suy bại; vua sau đã thay nhưng vua trước như thể vẫn còn; nước Đại Cồ Việt trở thành Đại Việt tuần tự đi lên không bị suy sút, thua thiệt. Điều đó cho thấy một chính sách, tư tưởng nhất quán của các vua Lý. Cả ba vua đầu tiên của nhà Lý đều có tài văn võ kiêm toàn, kính Phật yêu dân, tuổi thọ cũng xấp xỉ nhau. Ba vị vua Lý này là những người đặt nền tảng cho một nhà Lý tồn tại bền vững hơn 200 năm, là triều đại đầu tiên truyền nối được lâu dài trong lịch sử Việt Nam, chấm dứt thời kỳ đất nước liên tục thay đổi, 6 dòng họ thay nhau cai trị thời thế kỷ 10. Nhà Lý xác lập được bộ máy nhà nước phong kiến quy củ, nề nếp, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển ổn định.

Lý Nhân Tông là vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (56 năm). Võ công đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tống trên sông Như Nguyệt thời Lý Nhân Tông thực chất là của những người phụ chính mà đội ngũ này được trưởng thành dưới thời Thánh Tông, do Thánh Tông cất nhắc, trọng dụng. Người theo thuyết nhân quả của đạo Phật có thể cho rằng việc làm thất đức của thái hậu Ỷ Lan (sát hại hoàng thái hậu Thượng Dương và các cung nữ của Thánh Tông) khiến vua con phải trả giá tuyệt tự.

Từ thời Nhân Tông trở về sau, liên tiếp các vua Lý kế nghiệp đều thơ ấu, đó cũng là điều không may cho nhà Lý. Nhờ nền móng vững chắc do ba đời vua đầu tiên xây dựng, cơ nghiệp nhà Lý tiếp tục được duy trì, nhưng các phụ chính đời sau như Đỗ Anh Vũ, Đỗ Kính Tu, Đàm Dĩ Mông không thể sánh được với thái hậu Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành. Tô Hiến Thành tài năng nhưng không thể sống mãi để dìu dắt vua Cao Tông trở thành một vua Nhân Tông thứ hai. Sau khi Hiến Thành mất, nhà Lý trượt dốc không có ai đứng ra cứu vãn được. Tới khi họ Trần vào triều phụ chính, việc nhà Lý bị thay thế trở nên không đảo ngược được. Do nhà Nam Tống khi đó cũng đã yếu mòn nên suốt thời gian suy vong của nhà Lý tới khi chuyển ngôi cho nhà Trần, Việt Nam không bị nước láng giềng lớn ở phương bắc nhòm ngó như các thời cuối Trần đầu Hồ và cuối Lê đầu Mạc sau này.

------------------------------------------------
Đền thờ

Hiện nay, 8 vị vua nhà Lý (Lý Bát Đế) được thờ tại Đền Đô thuộc xóm Đền, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền Đô được xây dựng từ thế kỷ 11, thời Lý Thái Tổ. Các vị vua được thờ ở đây: Lý Thái Tổ; Lý Thái Tông; Lý Thánh Tông; Lý Nhân Tông; Lý Thần Tông; Lý Anh Tông; Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Lý Chiêu Hoàng không được đưa vào đền thờ vì bị coi là đã có tội làm ngôi vua rơi vào tay họ Trần. Dân xây miếu thờ bà riêng một chỗ khác.
Về Đầu Trang Go down
 
Triều đại nhà Lý (1010-1225)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lý Chiêu Hoàng (Phật Kim 1224 - 1225)
» Triều đại nha Trần
» Triều đại nhà Nguyễn có bao nhiêu vua?
» Các Vương triều Ngô – Đinh – Tiền Lê
» 248 (Mậu Thìn) :Triệu Thị Trinh nổi dậy khởi nghĩa ở quận Cửu Chân.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A4 NSL FAMILY  :: Góc học tập :: Ban khoa học xã hội :: Lịch sử-
Chuyển đến